UỐNG TRÀ XANH SAI THỜI ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO?

VIỆT THIÊN
|
23/07/2024

Trà xanh được làm từ cây trà, nguồn gốc ở Trung Quốc. Người Trung Quốc đã biết dùng trà từ 2.500 năm trước công nguyên, sau đó tới Nhật Bản và nhiều nước châu Á khác. Với hương vị thơm ngon và nhiều tác dụng tuyệt vời, trà xanh được xem là món thần dược giá rẻ của nhiều người. Nhưng không phải uống trà xanh lúc nào cũng là tốt.

Trong một tách trà có gì?

Trà xanh đóng chai có giữ được tinh chất của trà tươi không?

Thành phần chính trong trà bao gồm nhóm hợp chất polyphenol, khả năng ức chế các gốc tự do oxy, do đó tác dụng chống được các bệnh ung thư và làm chậm quá trình lão hóa.

Trà xanh có caffeine kích thích nhẹ thần kinh trung ương, hệ hô hấp và tim mạch, tạo cảm giác sảng khoái, dễ chịu, kích thích hoạt động của thận và tăng cường sự lưu thông máu.

Nhờ đó giúp cơ thể nhanh chóng thải bỏ các sản phẩm thừa của sự trao đổi chất, tăng cường sự trao đổi chất và sự hấp thụ oxy trong cơ thể.

Theo y học cổ truyền, trà xanh tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu hóa tốt, lợi tiểu, định thần. Chúng ta có thể dùng trà xanh nấu nước ngâm rửa vết bỏng hay lở loét có tác dụng sát khuẩn, chóng lên da non.

Điều gì xảy ra khi uống trà xanh sai thời điểm?

Trà vừa là thức uống nhưng cũng là thuốc nên khi dùng phải chú ý lựa chọn và sử dụng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Khi uống trà, cần nhớ những nguyên tắc sau:

  • Tránh uống trà khi đói: Trà sẽ xâm nhập phế làm cho tỳ vị của bạn bị lạnh. Bạn dễ rơi vào tình trạng cồn cào, nôn nao, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, và điều này rất nguy hiểm cho cơ thể.
  • Tránh uống trà lạnh: Trà lạnh có thể gây đình trệ khí, khiến bạn phát sinh nhiều đờm tiết.
  • Tránh pha trà để quá lâu: Trà để lâu dễ bị ôxy hóa, nhiễm vi khuẩn có hại.
  • Tránh pha trà lại nhiều lần: Khi đó các nguyên tố vi lượng có trong trà sẽ không còn.
  • Tránh uống trà trước bữa ăn: Nước trà sẽ làm loãng dịch vị của bạn.
  • Tránh uống trà ngay sau bữa ăn: Axit tannic trong lá trà sẽ làm cho protein ở thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. Hãy uống trà xanh sau khi ăn khoảng 30 phút sẽ có lợi cho sức khỏe.
  • Tránh dùng nước trà để uống thuốc: Axit tannic trong lá trà sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.
  • Tránh uống nước trà để qua đêm: Khi để qua đêm, một số vitamin trong trà xanh sẽ bị phân hủy, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Thời điểm tối kỵ uống trà xanh

Polyphenol trong trà xanh có thể ức chế SARS-CoV-2

Trong một chương trình tư vấn sức khỏe ở Trung Quốc, bác sĩ Qian Zhenghong, chuyên gia phẫu thuật đường tiêu hóa và gan mật, kể về trường hợp mắc bệnh dạ dày do thói quen ăn uống phản khoa học. 

Một người phụ nữ 30 tuổi không hài lòng với vóc dáng của mình khi đám cưới đang cận kề. Cô muốn có thân hình thon thả để diện váy cưới và lên hình xinh tươi hơn. Bởi vậy, cô quyết định bắt đầu kế hoạch uống trà xanh mỗi ngày để giảm cân. 

Tuy nhiên, sau khi uống trà xanh được gần 3 tháng, cô cảm thấy khó chịu trong bụng và tìm đến bác sĩ để được tư vấn. Kết quả nội soi cho thấy bệnh nhân bị loét dạ dày nghiêm trọng. 

Tìm hiểu thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, bác sĩ được biết cô thường uống trà khi bụng đói, đó là nguyên nhân dẫn đến bất ổn dạ dày. 

Bác sĩ Qian Zhenghong khẳng định trà xanh tốt cho sức khỏe, có tác dụng chống ung thư. Tuy nhiên, uống trà khi bụng đói trong thời gian dài sẽ dẫn đến loét dạ dày. Nữ bệnh nhân buộc phải chấm dứt thói quen này ngay lập tức. 

Trà xanh chứa tannin có thể làm tăng axit trong dạ dày, gây cảm giác buồn nôn, đau bụng. Bệnh nhân bị loét dạ dày hoặc trào ngược axit được khuyên không nên uống trà xanh vào buổi sáng, khi đang đói bụng để tránh tình trạng sức khỏe tệ hại hơn. 

Không chỉ vậy, nếu bạn uống trà khi đói, các hợp chất trong trà sẽ tác động đến cơ thể và máu nhanh hơn, bao gồm giảm lượng protein giúp đông máu. Bởi thế, những người bị rối loạn đông máu không nên có thói quen trên. 

Trà xanh còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. Vì vậy, những người bị thiếu máu do thiếu sắt không nên uống trà xanh, đặc biệt khi đói.

Ngoài ra, bác sĩ phẫu thuật Jiang Kunjun nhắc nhở khi muốn uống trà, bạn nên cân nhắc thời gian và thể trạng. Thời điểm uống trà tốt nhất là sau bữa ăn 1 giờ sẽ không ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu sắt. 

Bạn cũng không nên uống trà xanh khi còn quá nóng khiến trà mất vị và nguy cơ gây tổn thương dạ dày, cổ họng. Các bác sĩ khuyến cáo không uống thuốc cùng trà xanh vì thành phần hóa học của cả hai dễ tương tác với nhau, gây hại cho cơ thể. 

Nhiều người thích thêm mật ong vào trà xanh vì đây là một chất thay thế lành mạnh cho đường và có hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, nếu bạn thêm mật ong vào tách trà đang rất nóng, giá trị dinh dưỡng của mật ong có thể bị phá hủy. Do đó, hãy để nhiệt độ cốc trà giảm xuống một chút, sau đó thêm quế, mật ong.



Theo: tintuconline.com.vn


Tin tức khác

bg subscribe

Đăng ký để nhận thông tin từ Trà Việt Thiên

Việt Thiên
Địa chỉ liên hệ:
Chính sách khách hàng

Thông tin liên hệ
Theo dõi chúng tôi

Phương thức thanh toán
GIấy CNĐKKD: 0305693542 - Ngày cấp 22/02/2008
Cơ quan cấp: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP HCM.